FzN6FqcWAAE32kL 1

Ngày 26/06/2023, Hội đồng Tiêu chuẩn Bền vững Quốc tế (ISSB) đã ban hành bộ tiêu chuẩn đầu tiên – IFRS S1 và IFRS S2 – mở ra một kỷ nguyên mới về công bố thông tin liên quan đến tính bền vững trên thị trường vốn trên toàn thế giới. Bộ Tiêu chuẩn sẽ giúp cải thiện niềm tin và sự tin tưởng vào các công bố thông tin của công ty về tính bền vững để cung cấp thông tin cho các quyết định đầu tư.

IFRS S1 cung cấp một bộ yêu cầu về công bố thông tin được thiết kế công bố với các nhà đầu tư về các rủi ro và cơ hội liên quan đến tính bền vững mà họ gặp phải trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. IFRS S2 tập hợp các công bố thông tin chi tiết liên quan đến khí hậu và được thiết kế để sử dụng với IFRS S1.

Kể từ sau khi ISSB công bố IFRS S1 và IFRS S2 vào tháng 6 năm 2023, ISSB đã nhận được nhiều phản hồi tích cực đối với Tiêu chuẩn và những động lực cho việc áp dụng chúng cũng ngày càng tăng.

1. Các cơ quan quản lý chứng khoán quốc tế đã thông qua Tiêu chuẩn ISSB sau khi được Tổ chức Ủy ban Chứng khoán Quốc tế (IOSCO) xem xét toàn diện

ISSB được thành lập vào tháng 11 năm 2021 để cung cấp cơ sở toàn cầu về công bố thông tin liên quan đến tính bền vững cho thị trường vốn toàn cầu.

Ngày 25/07/2023, IOSCO hiện đang kêu gọi 130 khu vực pháp lý thành viên của mình — những khu vực này chiếm hơn 95% thị trường chứng khoán thế giới — xem xét cách họ có thể kết hợp các Tiêu chuẩn ISSB vào các khung pháp lý tương ứng của mình.

Sự chứng thực của IOSCO gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới các khu vực pháp lý trên toàn thế giới rằng Tiêu chuẩn ISSB phù hợp với mục đích áp dụng trên thị trường vốn, cho phép định lượng các rủi ro và cơ hội liên quan đến tính bền vững, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập và phân tích dữ liệu nâng cao.

2. Nhiệm vụ của TCFD đã chấm dứt?

Các yêu cầu trong IFRS S2 nhất quán với bốn khuyến nghị cốt lõi và 11 công bố thông tin được khuyến nghị do TCFD công bố. Tuy nhiên, có các yêu cầu được bổ sung thêm trong IFRS S2. Chúng bao gồm các yêu cầu đối với các công ty phải công bố các số liệu dựa trên ngành, công bố thông tin về việc sử dụng tín chỉ carbon theo kế hoạch của họ để đạt được mục tiêu phát thải ròng và công bố thông tin bổ sung về lượng phát thải được tài trợ của họ.

Chính vì vậy, vào ngày 24/07/2023, Ủy ban Ổn định Tài chính đã thông báo rằng công việc của Lực lượng Đặc nhiệm về Công bố Tài chính liên quan đến Khí hậu (TCFD) đã kết thúc, trích dẫn các Tiêu chuẩn ISSB—kết hợp đầy đủ các khuyến nghị của TCFD — là ‘điểm cuối cùng’ trong hành trình của nó

Mặc dù công việc của TCFD đã hoàn thành nhưng các khuyến nghị của TCFD vẫn có sẵn để các công ty sử dụng nếu họ muốn. Việc sử dụng các khuyến nghị trong TCFD là điểm khởi đầu tốt cho các công ty trong quá trình họ chuyển sang sử dụng Tiêu chuẩn ISSB.

3. ISSB hoan nghênh cam kết của Ủy ban Châu Âu và EFRAG trong việc hỗ trợ tính nhất quán quốc tế trong việc công bố thông tin về tính bền vững

Ngày 31/07/2023, Ủy ban Châu Âu, EFRAG và ISSB đã cùng hợp tác để cải thiện khả năng tham chiếu của các yêu cầu công bố thông tin liên quan đến khí hậu tương ứng với từng tiêu chuẩn công bố thông tin về khí hậu chồng chéo của họ. Sự hợp tác này đã mang đến thành công lớn trong việc đồng bộ hóa, giảm bớt sự phức tạp và trùng lặp cho các công ty mong muốn áp dụng cả Tiêu chuẩn ISSB và ESRS.

Để hỗ trợ các công ty sẽ áp dụng cả Tiêu chuẩn ESRS và ISSB, Ủy ban Châu Âu cùng với EFRAG và ISSB sẽ nghiên cứu tài liệu hướng dẫn về khả năng tham chiếu để có thể hỗ trợ các thực thể định hướng giữa các tiêu chuẩn và hiểu được những trường hợp nào cần công bố thêm thông tin cụ thể theo một bộ tiêu chuẩn duy nhất.

 

Nguồn: The IFRS Sustainability Team

Trả lời

Your email address will not be published.

You may use these <abbr title="HyperText Markup Language">HTML</abbr> tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*