z5524836949937 7076d2d80e244464139f2dae43adb16f

Tọa đàm “Thực hành Báo cáo Phát triển bền vững: Kinh nghiệm và thực tiễn triển khai”

Ngày 6/6/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức tọa đàm với chủ đề “Thực hành Báo cáo Phát triển bền vững: Kinh nghiệm và thực tiễn triển khai” với sự tham gia của các Tổ chức quốc tế, các Tập đoàn, Doanh nghiệp và các Đơn vị tư vấn. 

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, TS. Đào Minh Tú, phát triển bền vững đã trở thành xu hướng tất yếu trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Các tổ chức, doanh nghiệp đang ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của mình trong việc thúc đẩy phát triển bền vững, cũng như chịu trách nhiệm cho những tác động đến môi trường, kinh tế, xã hội do chính họ tạo ra.

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và tập đoàn đã chủ động lập Báo cáo Phát triển bền vững ngay cả khi chưa có quy định pháp lý bắt buộc, cho thấy sự nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc minh bạch hóa các hoạt động phát triển bền vững.

Đối với ngành Ngân hàng, Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, các tổ chức tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ và định hướng phát triển kinh tế của quốc gia, thông qua việc điều hướng dòng vốn vào các lĩnh vực cần thiết, góp phần đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Picture1Tiến sĩ Đào Minh Tú – Phó Thống đốc Thường trực NHNN

Theo Phó Thống đốc, gần đây các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã chú trọng hơn đến việc công bố báo cáo phát triển bền vững. Tuy nhiên, số lượng các báo cáo như vậy vẫn còn khá khiêm tốn.

Một số ngân hàng đã công bố báo cáo phát triển bền vững riêng biệt, như BIDV, ACB và HDBank. Một số ngân hàng khác đã lồng ghép thông tin về phát triển bền vững vào trong báo cáo thường niên. Nhưng vẫn còn nhiều ngân hàng chưa có thông tin về phát triển bền vững trong các báo cáo của họ.

Các doanh nghiệp đã và đang nhận thức rõ vai trò của chiến lược phát triển bền vững trong việc đảm bảo thành công lâu dài. Các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước đang tích cực thúc đẩy xu hướng này thông qua việc ban hành các quy định, chính sách yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, ngân hàng công bố thông tin và tuân thủ các tiêu chuẩn về phát triển bền vững. Điều này cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng của các bên liên quan đối với việc hài hòa các mối quan hệ trong quá trình phát triển bền vững của các tổ chức.

Ngoài ra, theo bà Sharon Machado, Giám đốc Phát triển Bền vững của ACCA Toàn cầu, việc tạo lập và sử dụng các thông tin liên quan đến tính bền vững sẽ giúp các tổ chức cũng như các nhà quản lý xác định và quản lý tốt hơn những rủi ro liên quan đến phát triển bền vững. Điều này sẽ mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh bền vững cho các tổ chức, đồng thời nâng cao vị thế tài chính của họ.

Picture2Bà Sharon Machado – Giám đốc Phát triển Bền vững, ACCA Toàn cầu

Theo bà Machado, khi các tổ chức chú trọng vào việc tạo lập và sử dụng thông tin về tính bền vững, họ sẽ có thể:

1. Xác định và quản lý tốt hơn những rủi ro liên quan đến phát triển bền vững.

2. Cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh bền vững.

3. Nâng cao vị thế tài chính của tổ chức.

Nhận định của bà Machado cho thấy tầm quan trọng của việc tập trung vào thông tin bền vững trong quản trị doanh nghiệp hiện nay. Các tổ chức cần chú trọng đến khía cạnh này để tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong tương lai.

Ngành ngân hàng Việt Nam đang hướng đến việc mở ra nhiều cơ hội liên quan đến kinh doanh bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội này, cũng tồn tại các rủi ro như suy giảm lợi nhuận, tổn thất đối với các khoản đầu tư do rủi ro của người vay hoặc việc bỏ lỡ cơ hội tiếp cận thị trường tài chính xanh đang phát triển.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tập trung tín dụng cho các ngành sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, thúc đẩy tín dụng xanh. NHNN cũng đã chủ động lồng ghép, xây dựng các đề án, chương trình tín dụng góp phần tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án xanh, thân thiện với môi trường, hỗ trợ tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Các ngân hàng như BIDV đã xác lập mục tiêu “hướng tới sự phát triển bền vững” là mục tiêu xuyên suốt trong hoạt động ngân hàng, đưa tín dụng xanh, tài trợ xanh trở thành ưu tiên trong chiến lược phát triển. BIDV cũng đã thành lập Ban chỉ đạo và Ban quản lý dự án Xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển bền vững và thực hành ESG (môi trường, xã hội và quản trị) tổng thể..

Trong phiên thảo luận của buổi tọa đàm, với sự điều phối của ông Nguyễn Viết Thịnh, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn CGS Việt Nam, các diễn giả đã có buổi thảo luận sôi nổi về các thách thức, vướng mắc về cả vi mô và vĩ mô mà các tổ chức tín dụng sẽ phải đối mặt khi gia nhập vào cuộc chơi về phát triển bền vững.

Picture3Ông Nguyễn Viết Thịnh, Tổng Giám đốc CGS Việt Nam trong phiên thảo luận và các chuyên gia và lãnh đạo từ NHNN, Bộ Tài nguyên và Môi trường, ACCA, Ngân hàng thương mại, Doanh nghiệp,..

Cũng trong phiên thảo luận này, ông Nguyễn Viết Thịnh cũng đã nhấn mạnh rằng: Phát triển bền vững trong doanh nghiệp không phải cuộc chơi sớm chiều mà là một hành trình dài, đòi hỏi sự tham gia và cam kết mạnh mẽ từ các nhà quản lý cấp cao.  Ông Thịnh lưu ý rằng báo cáo phát triển bền vững không chỉ đơn thuần là công bố kết quả thực hiện ESG, mà thông qua đó doanh nghiệp có thể chia sẻ chiến lược, định hướng phát triển bền vững cũng như cách thức doanh nghiệp đạt được các mục tiêu này. Tại Việt Nam, phát triển bền vững vẫn còn là một chủ đề mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp. Vì vậy, những doanh nghiệp tiên phong trong việc áp dụng và báo cáo về phát triển bền vững sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn trong tương lai. Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể bắt đầu từ những bước đi nhỏ, rồi dần phát triển các giải pháp toàn diện hơn.Thông qua cam kết và hành động cụ thể, các doanh nghiệp sẽ không chỉ góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững chung, mà còn tăng cường vị thế, năng lực cạnh tranh của chính mình trong bối cảnh thị trường ngày càng chú trọng đến các yếu tố bền vững.

CGS Việt Nam rất vinh dự khi là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tư vấn Phát triển bền vững cho các doanh nghiệp. Một trong những điểm nhấn nổi bật của CGS Việt Nam là việc giúp các doanh nghiệp xây dựng và triển khai Chiến lược Phát triển bền vững tích hợp ESG và lập báo cáo phát triển bền vững theo các thông lệ quốc tế. Các chuyên gia của CGS Việt Nam đã tiến hành đánh giá toàn diện hiện trạng, xác định các rủi ro và cơ hội trong từng lĩnh vực ESG, từ đó đề xuất kế hoạch hành động cụ thể nhằm nâng cao thứ hạng ESG và tăng cường vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, CGS Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp xây dựng Báo cáo Phát triển bền vững (Sustainability Report) theo các tiêu chuẩn quốc tế như GRI, SASB,… Các chuyên gia của đơn vị này đã hỗ trợ khách hàng thực hiện các bước từ xác định nội dung, thu thập dữ liệu, đến soát xét và công bố báo cáo, giúp doanh nghiệp chứng minh cam kết và nỗ lực trong việc tích hợp các yếu tố ESG vào hoạt động kinh doanh.

Với những thành tựu đạt được, CGS Việt Nam đã khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực tư vấn phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

 

Trả lời

Your email address will not be published.

You may use these <abbr title="HyperText Markup Language">HTML</abbr> tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*